‘Mỹ nhân đẹp nhất Philippines’ ở tuổi 37
“Điều tôi biết ơn nhất mỗi ngày, món quà gia đình”, người đẹp viết trên trang cá nhân, nhận hơn 419.000 lượt thích. Các năm trước, Marian River thường du lịch, nghỉ dưỡng cùng chồng con dịp sinh nhật. Năm nay vì dịch, họ tổ chức tiệc tại nhà ở thành phố Makati, Philippines.
Marian Rivera sinh năm 1984, khởi nghiệp với vai trò người mẫu chuyên nghiệp, sau đó lấn sân diễn xuất và gặt hái nhiều thành công. Diễn viên được mệnh danh là “Mỹ nhân đẹp nhất Philippines”.
Sinh ra đã thừa hưởng sự giàu có của bố mẹ là cảm giác gì? Câu chuyện “cậu ấm cô chiêu” dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn chân thật hơn
Chắc hẳn ai ai trong chúng ta cũng muốn mình được sinh ra trong một gia đình giàu có, vì khi có tiền, con người sẽ dễ dàng cảm thấy vui vẻ và thỏa mãn với cuộc sống hơn. Nhiều người cho rằng tiền không thể mua được tất cả, không thể mua được hạnh phúc, nhưng chúng ta cũng phải công nhận: Tiền là thứ giúp chúng ta đến gần với hạnh phúc hơn.
Những chia sẻ của những người dùng Zhihu dưới đây sẽ cho cái nhìn chân thật hơn về cảm giác khi được lớn lên trong gia đình giàu có. Trong đó đáng chú ý nhất là một tài khoản có tên là @NapZzz, cô đã chia sẻ cuộc sống xa hoa của mình khiến nhiều người phải đỏ mắt ghen tị. Bên cạnh đó cũng có những câu chuyện đáng để lưu tâm.
- Chuyện của @NapZzz
Giới thiệu một chút về nhà của tôi. Bố mẹ làm kinh doanh, thừa lúc làm ăn phát đạt thì “tậu” hẳn nhiều căn hộ. Hiện tại, bố mẹ tôi đã không còn kinh doanh nữa.
Từ cấp hai, tôi đã được đi du học. Lên đến cấp ba, tôi học ở một trường quý tộc tư lập ở Canada, cũng là thời điểm tôi bắt đầu sử dụng đồ hiệu một cách thoải mái nhất.
Đến năm 18 tuổi, tôi được mở tài khoản tín dụng (vì ở nước ngoài, người đủ 18 tuổi mới được mở tài khoản ngân hàng), bố đã chuyển hẳn 200.000 tệ (hơn 700 triệu VND) vào thẻ cho tôi sử dụng dần.
Thật ra, ngay từ lớp 9, tôi đã được sử dụng đồ hiệu rồi, chỉ là vì mấy thứ đồ đó không đáng là bao nên tôi không tính. Thời đó, những đôi giày tôi mang đều là những nhãn hàng nổi tiếng đình đám thế giới.
Nhớ lại lúc mới xuất ngoại, mẹ đã tặng cho tôi món quà là chiếc đồng hồ hiệu Cartier tầm khoảng 200.000 tệ (hơn 700 triệu đồng) gì đấy. Bố tôi nói quà của ông là đợi tôi đủ 16 tuổi học xong bằng lái sẽ cho tôi chiếc xe tầm 3 triệu đồng (hơn 10 tỷ đồng). Chỉ tiếc là đến tận bây giờ vẫn chưa thi đậu bằng lái.
Tôi là con một trong nhà nên bố mẹ rất tôn trọng tôi. Mấy đối tác làm ăn của bố mẹ hỏi rằng tại sao không sinh thêm đứa con nữa, nhưng bố mẹ cho rằng nếu như vậy thì phải có sự đồng ý của tôi. Nhưng vì tôi không đồng ý nên họ không còn nhắc đến nữa.
Tôi là người có niềm đam mê với các sản phẩm của Apple. Điều này cũng dễ hiểu vì tôi sống ở nước ngoài, đa số chỉ dùng iPhone, chuyển tải dữ liệu cũng dễ dàng. Hơn nữa, tôi chỉ thích dùng iPhone. Mẫu mới nhất vừa ra thì phải mua liền. Nhưng tôi dùng rất mau hư, minh chứng là đã có 3 - 4 chiếc iPhone 11 trong tay. Ngoài ra tôi còn “tậu” được tai nghe của LV.
Mấy lần ra ngoài chơi mua mấy món đồ và vẫn chưa đập hộp. Kính mát của Dior vẫn là chân ái nhất. Mấy hôm trước đi sàn nhảy rơi mất 2 chiếc nên đã mua bù lại 3 chiếc phòng hờ. Còn có mấy cái túi MiniKelly và Birkin của Hermès, mua để đó thôi chứ chưa dùng tới. Chưa hết, chiếc túi Hermes horseshoe màu vàng thần thánh này là mẫu đặc biệt, là quà sinh nhật tuổi 22 của tôi.
Tiếp theo là chia sẻ thêm về tủ quần áo. Tôi thích nhất mặc mấy bộ đồ của Chanel, phối hợp cùng với đồng hồ và túi xách hàng hiệu nữa thì vô cùng tinh tế và sang trọng. Mỗi chiếc tầm khoảng 70.000 tệ (gần 250 triệu đồng) nếu tôi nhớ không lầm.
Mỗi lần đi máy bay, tôi chỉ toàn đi hạng thương gia. Chỉ cần đến sân bay thì đã có người ra mang hành lý của tôi vào khu chờ VIP, tôi luôn được đưa đón tận tình và được kiểm tra an ninh đầy đủ nghiệm ngặt.
Tôi thấy mọi người thường xuyên check in ở hạng thương gia, tôi cũng tham gia cho vui. Và quả thật dịch vụ rất tuyệt vời.
- Câu chuyện của @Tạ Pi Ju
Thật sự rất may mắn và sung sướng.
Từ lúc sinh ra, tôi được sống trong biệt thự to lớn. Trong nhà có một cô giúp việc nấu cơm quét nhà, đi ra ngoài thì có tài xế đưa rước. Từ nhỏ, tôi đã được học Piano, múa ba-lê, đánh cầu lông, vẽ tranh sơn dầu. Chúng tôi ai ai cũng thích cưỡi ngựa và bơi lội. Bố mẹ tôi có sở thích hay đi đây đi đó khắp thế giới. Trong nhà có hẳn một phòng để trưng bày những món đồ kỉ niệm về những nơi mà họ đã đi qua.
Bố tôi làm kinh doanh, sau khi tốt nghiệp Đại học thì bắt đầu lập nghiệp và từ đó phát triển lớn mạnh đến giờ. Mẹ tôi đến 40 tuổi thì bắt đầu ở nhà nội trợ và chăm chút sắc đẹp. Tuy vậy nhưng bà không chú trọng vào những món đồ hàng hiệu, mua loại gì cũng được, chỉ cần đẹp là bà sẽ mua. Mẹ thích nuôi mèo nuôi chó, dạo gần đây còn muốn nuôi lạc đà trong vườn nữa.
Trong kí ức của tôi, tôi không hề có khái niệm về tiền bạc, trước giờ chưa hề có cảm giác phải kì kèo đắn do để mua thứ gì hay phải suy nghĩ cho cuộc sống sắp tới, muốn mua gì thì mua đó. Từ nhỏ tới lớn, tôi không cần phải lo nghĩ đến cái ăn cái mặc.
Hiện tại tôi đang học thạc sĩ ở nước ngoài. Tôi muốn sau này sẽ về nước, tìm đối tượng để yêu đương và kết hôn. Nhưng mà tôi không đặt nặng lắm về vấn đề kết hôn sinh con, có cũng được mà không có cũng không sao. Dưỡng già cũng không thành vấn đề vì đã có bố mẹ chuẩn bị trước cho tôi. Tôi rất may mắn khi có một cuộc sống sung túc như hiện tại.
Ảnh minh họa.
Bố tôi mở công ty, mẹ không đi làm, coi như gia đình sung túc rồi đó.
Cảm giác đầu tiên chính là cuộc sống quá mức thuận lợi. Trong nhà lúc nào cũng có giúp việc quét dọn vệ sinh và giặt quần áo, khách đến nhà thì có đầu bếp riêng để nấu nướng, chưa bao giờ phải động tay động chân đi chợ mua rau. Đại khái là cuộc sống sẽ tối giản và dễ dàng hơn nhiều người một vài bước.
Cảm giác thứ hai là lúc nào cũng cảm thấy bản thân sung túc hơn bạn bè sung quanh. Hồi còn nhỏ đi học, các bạn ngưỡng mộ và mơ tưởng để có được một con xe BWM, trong khi đó nhà tôi đã có từ lâu.
Cảm giác hạnh phúc nhất chính là từ nhỏ luôn được hưởng những quyền lợi tốt nhất trong cuộc sống. Ngay từ tiểu học, tôi hầu như năm nào cũng được đi du lịch nước ngoài.
Đến hiện tại đang học đại học năm 2, tôi đã đi được tổng cộng 17 nước, chưa từng đi Nam Mỹ. Năm lớp 9, tôi được sang Mỹ học và sống một mình. Hiện tại đang học đại học năm 2 ở một ngôi trường trong top 20 thế giới.
Tôi không thích mua hàng hiệu, nhưng mẹ tôi thì lại rất thích. Tóm lại là cảm giác không có gì ngoài hạnh phúc. Vì tôi là con một nên bố mẹ vô cùng chiều chuộng tôi, không cần tôi lo lắng gì cả. Thay vào đó, bố mẹ muốn tôi phải sống thật vui vẻ. Tôi thì chỉ có thể phấn đấu học tập, đã nhận được rất nhiều học bổng và các loại chứng chỉ khác nhau.
Có thể nói, được sinh ra trong một gia đình giàu có cũng đồng nghĩa với bạn đã đứng sẵn ở vạch đích trên chặng đường tương lai. Thế nhưng sự giàu sang cũng dễ dàng tan thành mây khói một khi chúng ta đánh mất bản thân. Vậy thì hãy trân trọng những gì mình đang có và không ngừng cố gắng để hạnh phúc hiện tại được bền lâu hơn.
(Nguồn: Zhihu)
Giới thiệu chùm thơ Vi Thuỳ Linh
VietNamNet trân trọng giới thiệu chùm thơ mới nhất của thi sĩ “Dệt tầm gai” với thông điệp: Ngày mai là hẹn tương lai. Phải cố lên và nhất định điều tốt đẹp, sự diệu kì của sức manh yêu thương sẽ đến cùng chiến thắng!
Đại dịch Covid xáo trộn đời sống mỗi người, mỗi gia đình; đảo lộn cấu trúc vận hành xã hội toàn thế giới. Nhưng nó cũng tạo ra nhịp sống, nhiều tư duy, cách nghĩ tích cực về cuộc đời, kết nối con người trong mối tương thân đồng bào, đồng loại. Bao mệt nhọc, âu lo, tốn kém, mất mát… nhân loại vẫn không nguôi tắt hy vọng.
VietNamNet trân trọng giới thiệu chùm thơ mới nhất của thi sĩ “Dệt tầm gai” với thông điệp: Ngày mai là hẹn tương lai. Phải cố lên và nhất định điều tốt đẹp, sự diệu kì của sức manh yêu thương sẽ đến cùng chiến thắng!
Hải Phòng Hải Phòng
Bất giác ước có taxi bay
Để được lao vào vòng ôm quê Mẹ
Giãn cách xã hội, công dân không được rời Hà Nội
Hải Phòng dừng đón thị dân trở lại
Cửa ngõ đường bộ chốt chặn
Không máy bay nào lúc này cất cánh trăm cây
Chẳng có “barier mây”
Nên vừa xa một tháng, đã nôn nao trở lại
Vừa tự “bay” trong ao ước yên lành
Chưa bao giờ tưởng tượng - dễ chịu với hiện thực này
Tỷ người cùng chung cơn ác mộng
Vẫn đếm mỏi mấy mùa hết dịch?
Khi nào vaccine đến đủ toàn dân?
Trong lúc chờ được tiêm mũi đầu tiên
Tôi hình dung mùa Hè ở biển
Về Hải Phòng nhiều lần mà lâu chưa thấy sóng
Lời hứa chơi với con bên biển - cứ luân lưu
Hải Phòng, những kỉ lục chưa soán, lặp ở đâu
Cảng anh hùng bên Biển Đông của quốc gia hình chữ S
Cây cầu vô song đâu chỉ là vượt biển
Cầu là cánh tay thép nối bao thương mến
Từ Đất Cảng truyền nhiều tỉnh bạn
Tính cách hào sảng, ý chí mãnh liệt đặc trưng
Gửi cứu trợ các tỉnh thành, tiếp sức kịp thời cho người Hải Phòng nơi Thành đồng
Tổ quốc
Thị trưởng (1) đi bộ nhắc dân đeo khẩu trang ra phố
Bữa tối của ông lúc 21h là thường
Như sáng sáng Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống Covid có mặt tại Ủy ban lúc 6h
Hải Phòng di truyền cho tôi sự vững vàng, quả cảm
Mỗi mạch nghĩ hòa dàn nhạc dây
Dâng cao trào giao hưởng “Trở về Đất Mẹ” (2)
Mẹ Cửa Biển ơi
Con ngả cơn mệt thiếp giữa lòng Người
Hải Phòng Hải Phòng miền xanh hương ấm…
8.8.2021
(1).Ths Nông học Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng là Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống Covid thành phố.
(2). Tác phẩm viết cho Cello& dàn nhạc của GS, nhạc sĩ, NSND Nguyễn Văn Thương (1919- 2002) viết cuối tháng 4.1975 khi ông công tác, tranh thủ trở lại quê nhà Huế thì người mẹ đã mất.
Chân dung nhà thơ Vi Thùy Linh
Tô son chậm
Không thể pha trà đúng điệu
Không có kiên nhẫn đợi cà phê nhỏ giọt
Chưa đưa được con ra biển
Chưa làm được cho con một sinh nhật mong chờ
Ngày ngắn hụt nối dài nợ… nợ
Mỗi lần đi chợ hay siêu thị
Thấy tấm thảm Yoga… chạnh bước qua
Mua về đến… khi nào tập?
Giờ hít một hơi sâu còn không được
Không gian sạch, trong lành đang dần thành… không tưởng
Ít dùng mỹ phẩm, nay bỏ bẵng luôn
Tạm tránh nghe tin thời sự về số ca lây nhiễm
Mọi sự ngổn ngang, hẹn, hứa dở dang đều do Covid
Nhích mỗi ngày, tiếp sức bằng mơ, nhớ
Cố chịu tháng Bảy, gắng qua tháng Tám
Rồi tháng 9 sẽ gặp nhau!
“Triệu bông hồng” và ngàn bài tình vẫn chưa bặt lời ca
Chỉ cần ngắm ảnh những khóm hồng nở hoa
Hồng vẫn nở muôn lời tình không nói
Một tiền lệ mở đầu: nhà lâu không cắm hoa tươi
Chợ bị cấm họp,
Cách ly xã hội - nào đi xin hoa được
Cự tuyệt dùng hoa, cây giả
Chỉ lòng buồn, mà đôi khi vẫn phải vờ vui
Nay đã Thu rồi
Qua màn mưa ngâu qua cầu Ô Thước
Ngưu lang Chức nữ vẫn ôm trong nước mắt
Thương trần gian đôi lứa ngừng hôn, dừng cưới
Vắng đóa môi hồng tươi
Bịt khẩu trang, lười cả nói lẫn cười
Cố trấn bão bằng cách tự vỗ về
Tự dạy tự tập
những khoảng thiền “nhỏ lẻ”
Chạy tiếp sức đến mùa Thu hội ngộ
Ước gì thần kì hoán đổi
Giảm lượng khẩu trang, tăng vụt lượng son
Để nữ giới không xao lãng quyền năng phái đẹp
Lâu rồi Linh không thơ tình,
Dù vẫn được nhớ là thi sĩ tình yêu từ năm 20 tuổi
Tự chạy nước rút khi gửi tin mong mỏi
Tháng 9 vòng tay chờ đợi
Tự chạm đích bằng thỏi Dior tô môi mướt… chậm…
Đừng nóng lòng lo hết hạn những màu son!
26.8.2021
Mùa Thị có Bà
Mùa nào cháu cũng có Bà
Đâu chỉ riêng mùa Thị
Hễ thấy quả vàng, là như Bà nội
Sắp bước ra từ trong đóa hoàng lan…
Mùa Thu về mang theo tuổi thơ
Cho tất cả những ai hoài niệm
May còn những người thợ thủ công giữ nghề, dù ngày càng ít ỏi
Đèn ông sao, đèn kéo quân, trống rộn rã giục đốt dây hạt bưởi
Vẫn hồi hộp rước đèn đêm trăng đẹp nhất
Vẫn tin trong quả Thị là cô Tấm thảo lành của phần đầu cổ tích
Vẫn tin luật ở hiền sẽ được Bụt giúp, Tiên thương!
Hít sâu hương Thị, như Bà ấp lòng tay
Dây phơi buông lửng xâu câu hỏi
Vỏ bưởi phơi héo thắt nhớ tóc Bà
Sao bà chọn mùa Thị đi xa
Để cứ heo may cháu chờ trong giấc ngủ
Cứ nhắm mắt hít sâu là Bà nội hiện
Thơm như hương mùa truyện cổ
Giữa trần gian Thu ánh lộng sắc vàng…
15.8.2021